Hội chứng sợ hãi, hay ám ảnh sợ hãi (tiếng Anh: phobia, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Phobos φόβος) là một loại rối loạn lo âu, thường được định nghĩa như là nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một đối tượng hoặc một tình huống nào đó mà người mắc phải luôn cố gắng tránh né. Những nỗi sợ này thường không liên quan đến sự nguy hiểm trong thực tế. Trong trường hợp ám ảnh sợ hãi không thể tránh được hoàn toàn, người bệnh sẽ phải chịu đựng với sự căng thẳng rõ rệt, gây ra ảnh hưởng xấu đáng kể đến các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp.
Có những nỗi sợ tưởng như hoang đường, như việc sợ những con số hay những sự vật rất quen thuộc đến những nỗi sợ vô cùng phổ biến được liệt kê dưới đây. Hãy thử xem bạn có mắc hội chứng nào sau đây không nhé!
Không có nhiều thông tin về Nyctohylophobia. Chính xác hơn Nyctohylophobia là "the fear of dark wooded places or of forests at night" (nỗi sợ đối với những nơi cây cối rậm rạp, tối tăm hay các khu rừng vào buổi đêm).
Trên thực tế, sợ bóng tối là một trong những chứng sợ hãi phổ biến nhất ở trẻ em. Giáo sư Thomas Ollendick - chuyên gia tâm lý học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Virginia (Mỹ) cho biết: “Trẻ em thường tin vào những thứ chúng tưởng tượng ra trong bóng tối, như bị bắt cóc, bị lấy mất đồ chơi…”. Những sự sợ hãi này sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và dần phát triển thành chứng sợ hãi. Nếu không được điều trị, chứng sợ bóng tối vẫn tồn tại khi trẻ lớn lên.
Được định nghĩa là “the abnormal, unwarranted, and persistent fear of failure“ (nỗi sợ bất thường, không rõ ràng và dai dẳng về sự thất bại). Abnormal là bất thường, còn unwarranted là không có lý do xác đáng. Biểu hiện của người bị bệnh này là họ căng thẳng và sợ đến nỗi không dám liều lĩnh, bằng cách tự đánh giá thấp bản thân – undermine himself.
Những chữ -phobia thường dài và đòi hỏi người đọc phải biết danh từ đứng phía trước nó là gì. Spider là con nhện theo cách gọi thông thường, nhưng giới khoa học sẽ gọi Arachnid – loài nhện (cho nên nếu bạn thấy một chữ có dạng Arachno_xyz_ thì biết ngay đó là tên khoa học của một loài nhện nào đấy). Từ này cũng xuất phát từ tiếng Hy Lạp là aráchnē. Có hai thứ được cho là nguyên nhân của nỗi sợ này, đó là tiến hoá (evolution) và văn hoá (culture). Nguyên nhân từ tiến hoá dễ hiểu khi ta thường cho rằng nhện, rắn hay các con vật có màu sặc sỡ là có độc (venomous). Nguyên nhân từ văn hoá cho rằng Arachnohobia không có thật, đó là do trí tưởng tượng cùng việc nghe kể lại mà thôi.
Chữ Acro có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp ákron có nghĩa là “peak, summit, edge“. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng acrophobia là một bản năng – instinct – của con người và cả động vật. Người ta thử nghiệm bằng cách cho trẻ sơ sinh – infants và trẻ mới chập chững biết đi – toddlers, cùng với nhiều loài động vật khác bước lên một tấm sàn bằng kính trong suốt. Kết quả cho thấy đối tượng thí nghiệm đều do dự (reluctant) không dám bước lên tấm kính.
Đây quả là nỗi sợ khá kỳ quặc, và ngay bản thân cái tên của nó cũng đã rất kỳ quặc rồi.
Hay chính xác hơn là sợ bị nhốt lại ở một nơi không lối thoát, dù sáng hay tối. Bắt nguồn từ tiếng Latin claustrum nghĩa là “a shut in place“, Claustrophobia là “the fear of having no escape and being in closed or small spaces or rooms“ (sợ hãi vì không tìm thấy lối thoát, hoặc bị nhốt trong 1 không gian hay căn phòng kín và nhỏ hẹp). Có giả thuyết cho rằng Claustrophobia bao gồm hai nỗi sợ: sợ bị giới hạn – restriction và sợ ngạt – suffocation. Nơi chật hẹp thì tuỳ người mà sẽ đa dạng khác nhau, ví dụ như các căn phòng nhỏ, phòng bị khóa, trong xe ô tô / máy bay / tàu hỏa, thang máy, hang động… Trái nghịch với Claustrophobia là Agoraphobia – nỗi sợ nơi rộng rãi, thoáng đãng.
Theo cuốn sách chuyên tiết lộ những điều bí ẩn Khải Huyền, số 6 = 7-1. Số 7 là biểu tượng sự hoàn hảo, vì thế, 7-1 = 6 là biểu tượng của sự không hoàn hảo. Số 6 lặp lại 3 lần tạo thành 666 cho thấy Con Thú hoàn toàn không có sự hoàn hảo. Nó sẽ thất bại hoàn toàn và phải lãnh án phạt.
Được nhìn nhận tiêu cực giống như số 13, số 666 được nhiều người mê tín cho rằng nó là con số của quái vật của quỷ dữ. Do vậy, nhiều người không muốn đặt số nhà là 666 hoặc thậm chí họ không muốn sinh con vào ngày 6/6/06.
Đây là nỗi ám ảnh của những người sợ làm điều mới, họ không muốn phá vỡ những thói quen hay khuôn khổ hàng ngày. Chỉ một thay đổi nhỏ trong sinh hoạt cũng có thể làm họ thấy sợ hãi. Chứng bệnh này thường hay gặp ở động vật và trẻ em.
Đặc biệt đối với trẻ em, hội chứng sợ những món ăn mới cũng rất thường gặp. Nguyên nhân có thể do gen di truyền, do tâm lý bất ổn, do môi trường hoặc do sợ vị đắng.
Hội chứng sợ râu thường xảy ra với những cậu bé ở tuổi dậy thì. Người mắc hội chứng này thường không dám nhìn, sờ vào râu của mình hoặc của người khác.
Một mặt, bởi có vài nhà lãnh đạo chính trị không có cái nhìn thiện cảm với râu và cho rằng những người để râu trông rất khả nghi. Mặt khác, nó cũng có liên quan đến tôn giáo, bởi có tôn giáo yêu cầu cạo râu trong khi lại có những tôn giáo cấm cạo râu. Chính vì vậy càng khiến cho nhiều người mắc hội chứng sợ râu kì lạ này.
Những con rối hoạt động như người thật khiến cho nhiều trẻ em sợ hãi.
Bởi vì con rối là thứ đồ chơi của trẻ em, do vậy hầu hết những người mắc căn bệnh này đều là trẻ em. Mặc dù chỉ là đồ chơi nhưng bọn trẻ thường tin rằng con rối là đồ vật sống và có chuyển động thật sự. Một trong những nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể là do cơn ác mộng khủng khiếp về những con rối giết người.
Bệnh nhân hay cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc thậm chí là trốn đi khi nhìn thấy những con rối. Đôi khi, họ cũng cảm thấy bất hạnh hoặc cảm thấy người lạnh đột ngột nữa
Hội chứng sợ phóng xạ như sợ ma là một triệu chứng bệnh lý và tâm lý được gọi là radiophobia. Tia phóng xạ là tia không thể nhìn thấy, không thể ngửi thấy, không thể nghe thấy vậy mà lại gây ra ung thư, chết chóc, giống như bị ma bắt.
Phần lớn bệnh nhân của hội chứng này là những người ít hiểu biết về chụp X quang, hoặc căn bệnh này là hậu quả của việc đã từng bị chấn thương. Chính điều này đã khiến cho những người đó thường có những nỗi sợ không cần thiết hoặc không hợp lý về tia phóng xạ hay X quang.
Người mắc chứng sợ gương thường có cảm giác lo sợ quá mức và cho rằng mình nhìn thấy ma mặc dù biết đó là cảm giác thật vô lý. Sự sợ hãi của họ thường bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan hoặc bị ám ảnh từ những bộ phim kinh dị. Nhiều người không dám nhìn vào gương mỗi khi trời tối vì họ thường tưởng tượng sẽ có gì đó chui từ gương ra hay sẽ bị một bàn tay nào đó lôi vào trong.
Ngoài ra, có người còn sợ rằng gương vỡ sẽ mang lại điều xui xẻo. Do vậy mà họ sợ hãi và hạn chế tiếp xúc với gương ít nhất có thể.
Nỗi sợ của hầu hết phụ nữ. Các bạn dễ dàng nhận ra chữ Obeso gần giống với chữ Obese – béo phì. Đây là từ gốc Hy Lạp có nghĩa là “fat“. Những người bị bệnh này “fear of gaining weight, particularly in cultures that value thinness“ (sợ bị tăng cân, đặc biệt là ở các nền văn hóa coi trọng thân hình mảnh mai).
Nỗi sợ này chắc chắn ai cũng có, không phải giải thích nhiều. Có một từ hay bị nhầm lẫn là Necrophobia – sợ những thứ đã chết (skeleton, corpse) còn Thanatophobia là sợ cái chết (đến với bản thân)
Tiền tố Pyro- (tiếng Latin là lửa) cũng xuất hiện trong nhiều chữ khác. Ví dụ đối nghịch với Pyrophobia là Pyromania nghĩa là người cuồng lửa, thích đốt lửa, thích ngắm lửa. Pyrotechnics là ngành nghiên cứu kiên quan tới lửa, chất đốt, thuốc nổ. Đương nhiên lửa thì ai cũng sợ, nhưng bệnh lý Pyrophobia ám chỉ những người sợ cả những thứ nhỏ nhặt như hộp quẹt, bếp ga, lửa trại.
Bạn không hề đọc nhầm đâu. Trên thế giới có rất nhiều người, nhất là trẻ em sợ những chú hề. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc các bộ phim kinh dị khai thác hình ảnh này, hoặc đôi khi chẳng do nguyên nhân gì cả. Một cuộc khảo sát bởi University of Sheffield cho thấy trẻ em không thích trang trí chú hề trong bệnh viện.
Sợ kim tiêm là biểu hiện của sự sợ bệnh viện hay các vật nhọn nói chung. Chứng sợ hãi này có thể dẫn đến các phản ứng sinh lý nghiêm trọng như tụt huyết áp, ngất xỉu… Trong một vài trường hợp, khi chứng bệnh này trở nên nặng hơn có thể khiến bệnh nhân né tránh mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe
Những tiếng nổ inh tai của sấm hay vệt sáng lóa của tia chớp có thể khiến một số người thót tim và toát mồ hôi. Người bị chứng sợ sấm sét thường chọn sống ở những vùng có thời tiết ôn hòa, ít xảy ra sấm chớp. Họ cũng có xu hướng đối phó với nỗi sợ hãi này bằng cách tìm kiếm “nơi trú ẩn”, bảo vệ bản thân ở nơi không có cửa sổ, không thể nhìn thấy cơn bão.
Để điều trị chứng sợ sấm sét, bệnh nhân cần được hỗ trợ từ những người xung quanh. Họ cần được giải thích rõ về bản chất của hiện tượng sấm sét. Ngoài ra, những người này cũng cần kiên trì tập luyện khả năng đối mặt với sự sợ hãi.
19. Nosophobia - Sợ bị bệnh “Bệnh tưởng” là một rối loạn có liên quan đến sự sợ hãi dai dẳng về việc mắc một căn bệnh không rõ nào đó. Những người bị rối loạn này có thể trở thành “khách hàng” thường xuyên của bác sĩ, hoặc ngược lại tránh né việc khám bệnh vì sợ nghe tin xấu. “Hội chứng sinh viên y khoa” và “khám bệnh qua mạng” là những dạng cơ bản của chứng sợ bị bệnh. Khi đó người mắc chứng rối loạn này sẽ tích cực nghiên cứu một căn bệnh nào đó và sau đó bắt đầu tin rằng mình có những triệu chứng của bệnh đó. 20. Mysophobia AKA Germophobia - Sợ vi trùng Chứng sợ vi trùng là sự sợ hãi dữ dội về việc bị nhiễm bệnh do vi trùng. Nó liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, mà biểu hiện đặc trưng nhất là việc rửa tay quá nhiều. Những người mắc bệnh này thường cho rằng, tay luôn dơ bẩn và cần phải thường xuyên rửa tay để “gột sạch” vi trùng.Có một số tranh cãi về nỗi sợ số 13. Nhiều chuyên gia xem nó như một sự mê tín dị đoan hơn là một nỗi sợ hãi thực sự. Mặc dù vậy, chứng sợ số 13 rất phổ biến trong văn hóa phương Tây và nó đã thực sự thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Ví dụ, nhiều người không chịu sống trong ngôi nhà có số nhà là 13 hay máy bay bỏ qua hàng ghế thứ 13…
Tổng hợp