1. Đừng tra nghĩa từng từ một
“Có những lúc chúng ta cần phải tra nghĩa của một từ nào đó. Tốt thôi – nhưng nếu bạn dừng lại để tra nghĩa của từng từ, thì bạn sẽ chả đi đến đâu cả. Thay vào đó, hãy chỉ giải nghĩa của những từ mà bạn gặp đi gặp lại, hoặc là những từ thiết yếu để hiểu cả nội dung bài đọc.” – theo Olly Richards trên mạng iwillteachyoualanguage.com
2. Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể
“Để thành công trong việc học những điều cần thiết cho chuyến công tác của mình, bạn cần có những mục tiêu thật cụ thể. Thật may mắn vì tôi có cả 3 tháng trước khi lên đường, trong 3 tháng đó, tôi đã học tiếng hàng ngày, và mục tiêu cụ thể của tôi là nói một cách lưu loát.” – theo Matt Kepnes trên trang NomadicMatt.com
3. Học như một đứa trẻ
“Quan điểm cho rằng trẻ em học tốt hơn người lớn đã được coi là chuyện thần thoại. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào giữa tuổi tác và khả năng học. Để có thể học nhanh chỉ cần chúng ta có một thái độ của đứa trẻ là đủ: thích lấy ví dụ, không quá tập trung, thích chơi đùa với ngôn ngữ và không ngại ngùng khi mắc lỗi.” – Theo Matthew Youlden, người nói thành thạo 9 thứ tiếng.
4. Nắm được sự tương đồng giữa các ngôn ngữ
5. Học trợ động từ: dùng dạng nguyên
“Học tất cả mọi dạng thức của từng động từ là rất khó, nhất là đối với thời quá khứ và quá khứ tiếp diễn. Hãy thử sử dụng công thức gồm 7 chữ này để diễn tả hầu hết mọi tình huống. Nghe có vẻ hấp dẫn quá nhỉ?
Công thức này như sau:
Chủ ngữ + Động từ + Vị ngữ → Chủ ngữ + Trợ động từ + Vị ngữ + Động từ (Nguyên thể)
Bạn thấy có hiệu quả không? Công thức này cho phép bạn sử dụng tất cả mọi loại động từ trong rất nhiều câu khác nhau mà không cần biết cách chia các động từ đó. Chỉ cần biết cách sử dụng trợ động từ, còn lại là nhớ động từ dạng nguyên.” – theo Nick Schaferhoff, trên trang FluentU
6. Học 625 từ cơ bản: Sử dụng hình ảnh, không dịch sang tiếng mẹ đẻ
“Khi bắt đầu học bất kỳ ngôn ngữ nào, tôi đều khuyên các bạn nên bắt đầu bằng những từ thông dụng nhất, chắc chắn nhất, bởi vì bạn sẽ phải dùng chúng thường xuyên. Quy luật 80/20 như thế này: tại sao ta phải học từ ‘niece’ ngay từ đầu, nếu như ta phải dùng từ ‘mother’ thường xuyên hơn đến 80 lần?” Theo Gabriel Wyner, tác giả của cuốn Fluent Forever.
7. Xác định hậu quả
“Rất nhiều người bỏ cuộc vì bỏ cuộc chả có gì tệ hại đối với họ. Hãy xác định cho mình một hậu quả tồi tệ nếu như bạn bỏ cuộc (ví dụ như giặt quần áo cho bạn cùng phòng 1 tháng chẳng hạn) nếu như bạn không liên tục theo sát mục tiêu học tập của mình. Hoặc, đăng ký vào StickK, là một dịch vụ online để giữ một khoản tiền, sau đó nếu không đạt mục tiêu học tập đề ra sẽ đem số tiền đó làm từ thiện chẳng hạn”. Theo Nick English, trên trang Greatist.com
8. Thực hành giao tiếp ngay
“Đây là một trong những lời khuyên gây nhiều tranh cãi nhất của tôi, nhưng tôi rất muốn chia sẻ với những người mới học, đó là phải thực hành giao tiếp ngay nếu như mục đích học của bạn là để nói.” – Theo Tim Ferriss, trên trang Fourhourworkweek.com
9. Hãy là một học viên tích cực
“Bạn phải là một học viên tích cực. Nhiều người có thói quen chờ đợi người khác dạy bảo mình phải làm gì, nhưng bạn nên chủ động tìm hiểu và đặt câu hỏi. Cách học hiệu quả nhất là học qua video” – Theo Maneesh Sethi, Sáng lập viên của Pavlok và Hackthesystem.com
10. Kết hợp các kiến thức kim cổ trong quá trình học
“Người ta hay nói người có tuổi học ngôn ngữ sẽ khó hơn trẻ em vì bộ não của chúng còn rỗng. Nhưng bạn vẫn có thể học một ngôn ngữ mới thật tốt nếu bạn biết cách hoạt động của não bộ khi nó phải đối mặt với thử thách mới. Khoa học ngôn ngữ lập luận cách học tốt nhất là lặp đi lặp lại, thời gian học tốt nhất là vào ban đêm, sử dụng ngôn ngữ để tìm tòi các vấn đề mình yêu thích, và tại sao chúng ta phải kết hợp kiến thức kim cổ trong quá trình học” – Theo Melanie Pinola, thành viên của Lifehacker.com
11. Sử dụng khoa học công nghệ
Dmitrochenkova có một ý tưởng hết sức độc đáo: “Có những thứ rất buồn cười như chuyển đổi ngôn ngữ trên điện thoại có thể giúp chúng ta học được nhiều từ mới. Thay đổi ngôn ngữ trong công cụ tìm kiếm internet cũng có tác dụng tương tự như vậy. Bạn còn có thể học được nhiều phương pháp học phù hợp với mình trên mạng”. Biên dịch viên người Đức Els De Keyser khuyên nên dùng các thẻ nhớ thông minh để học từ mới– Theo Krystian Aparta trên TED.com
12. Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp
“Nếu như có một bí quyết để thông thạo một ngôn ngữ mới, thì đó chính là: thực hành giao tiếp vất vả nhiều giờ với những người nắm ngôn ngữ đó tốt hơn bạn. Một giờ thực hành giao tiếp (có người sửa lỗi và dùng từ điển hỗ trợ) có giá trị bằng 5 giờ học theo giáo trình trên lớp và 10 giờ tự học.” – Theo Mark Manson, Tác giả cuốn: Cuốn hút phụ nữ bằng lối sống chân thật.
Giờ đến lượt bạn
Bạn cảm thấy phương pháp nào trên đây phù hợp với bạn nhất? Nếu bạn biết ai đó đang học một ngôn ngữ mới, hãy bấm nút chia sẻ ngay!
Theo Daikynguyen