225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp - Tại sao? Có nhiều thông tin khác nhau về việc tại sao cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp từ việc do mở ồ ạt quá nhiều trường đại học, học sinh học lười học... Ờ thì cũng đúng nhưng có vẻ như chưa đủ bài viết này tôi muốn mổ xẻ sâu xa hơn nguồn gốc của vấn đề (đã từng có cả bằng cử nhân, thạc sĩ học cả hệ Việt Nam và hệ quốc tế nên tôi hiểu khá rõ vấn đề này)
Theo tôi sâu xa của các vấn đề gồm có 3 phần:
- Gia đình
- Trường học
- Chính bản thân của các thanh niên
Tại sao lại là gia đình? Trong thời đại mới gia đình ngoài việc nuôi con cho lớn bằng người thì một phần khác rất quan trọng là giáo dưỡng đúng cách và đặc biệt hơn là phải định hướng được tương lai cho con cái của mình. Ở Việt Nam được cái bố mẹ rất quan tâm đến con cái, cho học đủ thứ, ko tiếc tiền cho việc ăn học tuy nhiên học như thế nào? học để làm gì? và phục vụ điều gì cho tương lai của con cái thì ko phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ nên dẫn tới cách định hướng khá chủ quan. Mày là phải vào trường Bách Khoa, Ngoại Thương, Quốc Gia... học xong cho dễ xin việc hay là phải học kế toán, tài chính, ngân hàng... vì có cô gì chú bác đang làm ở đó. Hay nên học các ngành quản lý tài chính công, y tế... vì các vị trí đó còn trống chân có thể xin vào nhà nước cho ổn định. => Hỏng cả một thế hệ đi học, đi làm thậm chí đi lấy chồng, lấy vợ cũng là vì được bố mẹ định hướng mà ko rõ bản thân người trong cuộc có thích hay ko nữa.
Tại sao lại là trường học? Vì chức năng của trường học Việt Nam có vẻ như chỉ dừng lại ở việc đào tạo và thu tiền mà giao phó công việc hướng nghiệp cho gia đình, cho sinh viên. Đáng nhẽ trường học phải định hướng được cho sinh viên ngành học, môn học và học xong để làm gì? việc đó có phù hợp với năng lực, mục tiêu, sở trường của sinh viên hay ko thì ko ai nói hoặc có thì nói ko đủ thấm. Dẫn tới hệ quả là một loạt sinh viên ra trường ko biết mình muốn gì, làm được gì, nên bắt đầu từ đâu loay hoay đi lên rồi đi xuống. Ngoảnh đi ngoảnh lại ngót nghét ba chục tuổi mà ko biết làm gì nên cầm bằng cử nhân, thạc sĩ xong mang về cất để rồi đi học nghề hoặc đi làm công nhân. Ngoài ra số lượng trường thì đông mà chất lượng thì lởm (năm 2016 cả nước 63 tỉnh thành mà có đến 412 trường đại học). Tại sao lởm? Vì giáo viên kinh nghiệm, giảng dạy giỏi thì đã quá già ko update kịp với tình hình thế giới nên giảng dạy toàn kiến thức cách đây cả chục năm. Về kỹ thuật tôi ko dám nói vì ko hiểu nhưng về kinh tế tôi đã học và thấy đúng là lạc hậu thật. Giáo viên trẻ nhiều vị có bằng tiến sĩ rất sớm nhưng kinh nghiệm thực tế ko có nhiều + kiến thức chủ yếu từ sách vở (mà sách vở cũng hơi cũ rồi) nên khả năng truyền đạt đến mức thấu hiểu gần như ko có, nói thẳng ra thì nhiều người đi làm có khi ko ai thuê chứ đừng nói làm giảng viên mà học viên chịu nghe. Tôi có đi dạy thỉnh giảng và làm việc với các giảng viên nên vấn đề này khá rõ đặc biệt trong mảng kinh tế.
Cuối cùng và quan trọng nhất là do chính các vị thanh niên? Thụ động , lười, mải mê chém gió hơn ham học ham làm là điều khiến cho các vị rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Bằng chứng là người Việt nói chung đọc chỉ 0,8 - 4 quyển sách mỗi năm trong khi thế giới trung bình đọc 20 quyển sách/năm. Trong quá trình đi làm thì sợ khổ ngại khó việc nhỏ ko làm việc to thì ko làm nổi hoặc ko ai cho làm. Kinh nghiệm ko có, kiến thức ko nhưng được nhồi nhét một sự ảo tưởng sức mạnh ghê gớm dẫn tới buổi phỏng vấn như buổi tra tấn vì nhà tuyển dụng ko hiểu được sinh viên học được cái gì ở trường đại học. Tôi từng phỏng vấn và nhận rất nhiều hồ sơ cũng như đi phỏng vấn rất nhiều nên khá thấm cả sự ngu ngơ của mình lẫn các bạn sinh viên cũng đi phỏng vấn như tôi. :)))
Bài viết này chỉ nhằm vinasoy mà thôi nên toàn ý kiến nhìn từ góc độ tiêu cực. Bài tiếp theo sẽ đưa giải pháp cho các bạn thất nghiệp đọc tham khảo sau nhé!
Một trong những giải pháp đó là bạn nên đi học tiếng Anh. Mình có chỗ này học hay lắm các bạn comment mình giới thiệu cho nhé! ;))
Justin,