5 tips để cải thiện kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng cho bạn khi nói chuyện bằng tiếng nước ngoài. Không chỉ là học học và học, bạn cần có Kỹ năng để có một cuộc hội thoại thành công hơn. Vậy hãy cùng khám phá 6 tips sau đây, áp dụng và xem sự tiến bộ của kỹ năng giao tiếp của chính bạn.
-
Nói chậm lại
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bạn thường được khuyên là sau một chút ngữ pháp không sao. Nhưng bạn có vô vàn lý do để cố gắng không mắc lỗi khi nói. Những lỗi như dùng sai từ, không có trọng âm, sai ngữ pháp là rất phổ biến. Để khắc phục những khó khăn này, bạn có thể noi chậm lại!
Sẽ không ai chống lại bạn nếu bạn nói chậm hơn và rõ ràng hơn. Chọn từ ngữ cẩn thận cũng có thể được xem như là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với người nghe. Nó cho thấy rằng bạn muốn cung cấp cho họ câu trả lời tốt nhất có thể. Và điều đó giúp bạn có lời nói chỉnh chu hơn và đồng thời được lòng người giao tiếp hơn!
2. Hãy cho bản thân thời gian để suy nghĩ
Bạn có thể lo lắng rằng người nghe thiếu kiên nhẫn và muốn bạn nói càng nhanh càng tốt. Nhưng, nó không đúng - người ta thường thích một câu trả lời có suy nghĩ và không vội vã. Vì vậy, hãy thư giãn!
Một meọ hay là bạn có thể trang bị cho mình các cụm từ cố định. Bạn có thể sử dụng chúng khi suy nghĩ, thay vì im lặng. Chúng vừa giúp người nghe cảm thấy bạn am hiểu vì bạn đang nói trôi chảy, vừa cho bạn thời gian để suy nghĩ. Ví dụ bạn có thể sử dụng vài trong số những cụm từ sau:
during the day
oh, let me see/ think
It’s been a long time since
Sorry to bother/trouble you, but…
Would you mind if…?
Oh, come on!
I’m just kidding!
For what it’s worth,…
As you know...
3. Tìm hiểu câu, Không chỉ từ
Nói cách khác, điều này sẽ giúp bạn giảm áp lực. Khi bạn học một từ mới, hãy cố gắng ghi nhớ một vài câu có chứa nó. Có thể đến một lúc bạn sẽ dùng cả câu đó và không cần thay đổi gì. Thật buồn kho nhiều người học từ bằng cách học thuộc lòng. Nhưng họ không biết vận dụng chúng thế nào trong một câu.
4. Học cách lắng nghe
Khi nói tiếng nước ngoài, bạn có thể quá tập trung vào những gì bạn đang nói và quên lắng nghe những gì người khác đang nói. Đây là một sai lầm lớn trong kỹ năng giao tiếp. Khi bạn nói chuỵen với người bản ngữ, học ngôn ngữ của chính người đang giao tiếp với bạn là cách cực hiệu quả. Vì vậy, hãy chú ý đến những gì họ đang nói xung quanh bạn. đó là nguồn lực quan trọng nhất của bạn tại thời điểm nói chuyện với một ai đó.
5. Hỏi lại
Chúng ta cần biết, thực tế rằng giao tiếp là một quá trình hai chiều. Sẽ vô cùng là thô lỗ nếu bạn tỏ vẻ không quan tâm hay chỉ nghe không nói gì. Trái lại, nếu bạn tương tác lại bằng những câu hỏi thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Đồng thời bạn cũng có thể thu hút sự chú ý của người khác bằng những câu hỏi dành cho họ. Bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
What are your views on that?
How about you? What do you think?
Why do you think there’s so much violence on TV?
Những câu hỏi như thế này sẽ kéo dài câu chuyện và thể hiện sự quan tâm của bạn về ý kiến của người khác. Họ cũng sẽ cho bạn thời gian để thư giãn suy nghĩ thêm.
Vậy bạn thấy rằng giao tiếp là một quá trình cần sự linh hoạt của bạn. Khi nào nên nói và khi nào nên "câu giờ" để suy nghĩ là sự lựa chọn của bạn. Hãy tận dụng mọi công cụ để có được một cuộc hội thoại thành công. Good luck!
_VIK_