Báo Anh: Mục tiêu dạy tiếng Anh của VN không thực tế?

Báo Anh: Mục tiêu dạy tiếng Anh của VN không thực tế? [caption id="attachment_4442" align="aligncenter" width="380"]Báo Anh: Mục tiêu dạy tiếng Anh của VN không thực tế? Báo Anh: Mục tiêu dạy tiếng Anh của VN không thực tế?[/caption] Nhà báo Ed Parks của tờ Guardian (Anh) mới đây đã có một bài phân tích và bình luận về Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Việt Nam. Dưới đây là bài lược dịch từ bài viết này. Theo kế hoạch cải cách đầy tham vọng của Việt Nam, tất  cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông phải đạt được một trình độ Tiếng Anh tối thiểu vào năm 2020. Tuy nhiên, các giáo viên phàn nàn rằng họ không nhận được những hỗ trợ cần thiết để nâng cao kỹ năng của mình. Hơn 80.000 giáo viên môn Tiếng Anh tại các trường công lập ở Việt Nam sẽ phải trải qua một cuộc thi sát hạch nhằm đảm bảo họ đạt được trình độ Tiếng Anh trung cấp (B2). Đây là một phần trong kế hoạch cải cách của Bộ Giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt được trình độ Tiếng Anh cơ bản. Theo kế hoạch cải cách, môn toán cũng sẽ được thử nghiệm dạy bằng Tiếng Anh tại một số trường phổ thông.  Tuy nhiên, nhiều giáo viên lo ngại về tương lai của họ nếu không vượt qua được kỳ thi sát hạch với nội dung tương tự như IELTS và TOEFL.
“Tất cả cả giáo viên ở bậc Tiểu học đều cảm thấy rất lo lắng”, Nguyễn Thị La, một giáo viên môn Tiếng Anh tại trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội), cho biết. “Giáo viên rất khó vượt qua kỳ thi này, đặc biệt những giáo viên ở vùng nông thôn. Trình độ B2 khá khó. Nếu không vượt qua kỳ thi này, chúng tôi không biết mình có được tiếp tục giảng dạy hay không”.
Tuy vậy, Bộ Giáo dục khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng giáo viên sẽ không bị sa thải nếu không đạt được trình độ Tiếng Anh B2, tương đương mức từ 5 đến 6 điểm trong bài thi IELTS.”
“Đây chỉ là một cuộc kiểm tra để xác định có bao nhiêu giao viên cần tham gia khoa đào tạo ngoại ngữ do chính phủ tài trợ trước khi tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ngoại ngữ”, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực của Ban quản lý đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, cho biết.
“Giáo viên sẽ không bị sa thải nếu họ không vượt qua kỳ thi bởi vì chúng tôi đã biết phần lớn giáo viên không đạt được trình độ này. Các giáo viên sẽ được chính phủ quan tâm nâng cao trình độ, nhưng nếu họ không muốn cải thiện kỹ năng của mình, họ sẽ bị sa thải. Bởi vì chỉ những giáo viên đạt chuẩn mới có thể dạy theo chương trình mới”.
Kết quả thi sát hạch đối với giáo viên gần đây cho thấy trình độ Tiếng Anh của họ khá thấp. Tại tỉnh Bến Tre, 61 trong tổng số 700 giáo viên dự thi đạt được số điểm theo yêu cầu. Tại Huế, chỉ 1/5 giáo viên trong số 500 giáo viên Tiểu học và THCS đạt được trình độ B2. Tại Thủ đô Hà Nội, chỉ có 18% giáo viên Tiếng Anh đạt được trình độ B2. Tại một tỉnh không được nêu tên, tỷ lệ giáo viên vượt qua kỳ thi này là 1/700.
Một số nhà đào tạo nghĩ rằng trình độ B2 không quá khó đối với nhiều giáo viên, nhưng họ cần được khích lệ hơn nữa nếu chính phủ muốn có thêm 24.000 giáo viên đạt chuẩn B2 theo mục tiêu cải cách giáo dục đến năm 2020.
“Trình độ B2 là phụ hợp với giáo viên phổ thông. Những giáo viên mà tôi biết muốn nâng cao kỹ năng Tiếng Anh của họ, nhưng họ muốn lương của họ được cải thiện để họ có động lực cố gắng đạt được trình độ chuẩn”, Trần Thị Qua, một chuyên viên giáo dục tại Sở giáo dục Huế, cho biết.
Trong bản kế hoạch cải cách giáo dục đến năm 2020, 70% giáo viên ngoại ngữ dạy lớp 3 sẽ được đào tạo lại vào năm 2015 và con số này này sẽ được tăng lên 100% vào năm 2019. Giờ học môn Tiếng Anh cũng sẽ gấp đôi hiện nay và môn Toán sẽ được dạy bằng Tiếng Anh ở 30% trường THPT tại các thành phố lớn vào năm 2015.
Tuy nhiên theo một chuyên gia phát triển ngôn ngữ, các mục tiêu trong kế hoạch cải cách giáo dục của Việt Nam không thực tế.
Bà Rebecca Hales, một cựu quản lý phát triển giảng dạy Tiếng Anh tại Hội đồng Anh Việt Nam, cho biết: “Bộ Giáo dục Việt Nam đã chia thành nhiều giai đoạn. Điều này rất đáng khen ngợi, nhưng vẫn có một số vấn đề về cung và cầu cần giải quyết. Việt Nam không có giáo viên Tiếng Anh được đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì thế, mục tiêu không thể đạt được ở thời điểm hiện tại”.
Theo bà Hales, Hội đồng Anh đã giúp đào tạo được 2000 giáo viên đạt chuẩn, nhưng bà lo ngại rằng việc mở rộng quy mô đào tạo gặp nhiều nhiều khó khăn và một trong những khó khăn đó là vấn đề kinh phí đào tạo.