Học “Ngữ Pháp” hay “Giao Tiếp” hay “Ngữ Pháp Giao Tiếp”?

Bạn chọn học “Ngữ Pháp” hay “Giao Tiếp” hay “Ngữ Pháp Giao Tiếp”?

Chúng tôi chia sẻ bài viết này, bởi đây là câu hỏi của rất nhiều người! Cách nói thú vị và rõ ràng dưới đây có thể cho bạn một hướng đi phù hợp hơn. Kể từ khi tiếng Anh được chính thức công nhận là một môn học bắt buộc tại các cấp học ở Việt Nam, ngữ pháp tiếng Anh luôn được nhìn nhận là yếu tố quan trọng nhất trong giáo án của các giáo viên.Kết quả hình ảnh cho grammar
Chúng ta cần xác định mục tiêu của việc học tiếng Anh là gì? Đó là có thể SỬ DỤNG được ngôn ngữ đó. Sử dụng thì có thể là sử dụng để giao tiếp, sử dụng để thư từ, email…Hay sử dụng để đọc hiểu và dịch tài liệu.
Tuy nhiên, phương thức sử dụng phổ biến nhất của ngôn ngữ chính là Giao tiếp, dù là giao tiếp bằng cách nào. Và trong giao tiếp, người sử dụng được phép sai ngữ pháp ở mức độ 20-25%. Qua đó, chúng ta có thể thấy ngữ pháp không phải là yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất trong việc hình thành khả năng ngoại ngữ ở học viên.

Ngữ pháp giống như khung xương

Nói cách khác, ngữ pháp giống như khung xương của một cơ thể sống, giúp cho chúng ta nằm trong một khuôn khổ chính xác nhất định. Trên thực tế, ngữ pháp tiếng Anh chủ yếu chỉ giới hạn trong các chủ điểm sau:
  • Cấu trúc mệnh đềKết quả hình ảnh cho grammar
  • Dạng từ
  • Các Thì
  • Câu bị động
  • Dạng So sánh
  • Câu điều kiện
  • Cấu trúc song hành
  • Số ít/số nhiều
  • Trật tự từ
Nếu nắm được các cấu trúc cơ bản Tiếng Anh, thông qua việc tra cứu từ, cụm từ gần như học viên có thể ngay lập tức nói và viết tiếng Anh ở mức độ cơ bản (các câu đơn có khoảng 8-10 từ). Ở điểm này học viên cần có sự hướng dẫn của các giáo viên giai đoạn ban đầu.
Sau khi đã tương đối quen thuộc, học viên hoàn toàn có thể tự mình xây dựng câu và có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp ở mức cơ bản. Thời gian cho gian đoạn này sẽ rơi vào tầm 1,5 - 2 tháng. Những chủ điểm ngữ pháp còn lại sẽ đóng vai trò bổ sung. Sau khi học viên học được những kiến thức đó sẽ bổ sung vào các câu đơn giản mình tập luyện trong 2 tháng đầu để làm câu văn trở nên chính xác hơn, trau chuốt hơn, “chuẩn” hơn.

Cấu trúc

Ngoài những chủ điểm ngữ pháp này, thông thường các học viên chúng ta hay nghĩ rằng các cấu trúc như “remember doing sth” hay “stop to do sth” hoặc “be familiar with sth” là các điểm ngữ pháp. Trên thực tế chúng không phải là ngữ pháp mà là các tổ hợp từ. Lí do là chúng chỉ mang một ý nghĩa nhất định, tương tự như “phrasal verb” như give up, give in, look for…Chúng ta có thể học những cụm từ này như học từ mới đơn thuần.

Bài tập ngữ phápKết quả hình ảnh cho communication

Thêm vào đó, chúng ta hãy nhớ lại việc làm các bài tập ngữ pháp ra sao. Có thể thấy các bài tập ngữ pháp đã thu hẹp lại tối đa tính sử dụng của ngôn ngữ mà học viên chỉ bị giới hạn trong việc đưa ra đáp án là một từ, hoặc một cụm từ mà thôi.
Trong khi đó, khi học viên phải sử dụng ngoại ngữ, họ sẽ phải cân nhắc từng từ một trong câu để tạo nên môt câu có nghĩa. Nói như vậy không có nghĩa các bài tập ngữ pháp là không cần thiết. Nó rất quan trọng trong thời gian đầu khi chúng ta làm quen với một kiến thức cụ thể nào đó. Nhưng nếu chúng ta quá sa đà vào làm các bài tập ngữ pháp, ta sẽ hoàn toàn mất đi phản xạ ứng dụng đòi hỏi ta phải quan tâm đến mọi khía cạnh của một câu văn.

Từ vựng

Điểm cuối cùng, nếu chúng ta không có từ vựng, mọi kiến thức ngữ pháp sẽ trở nên vô nghĩa vì lúc đó chúng ta sẽ không có những nhân tố chuyển tải ý nghĩa thực của điều chúng ta muốn nói hoặc viết.
Với những điểm phân tích trên, hi vọng các học viên tiếng Anh chúng ta dù vẫn quan tâm đến việc học ngữ pháp nhưng hãy chú ý hơn đến yếu tố ứng dụng của chúng khi đặt trong cả một câu văn. Làm được điều này, chúng ta sẽ giảm được đáng kể sự khó khăn trong việc hình thành phản xạ Nói hoặc Viết của tiếng Anh, cũng như đạt được khái niệm “sử dụng ngoại ngữ”.