Viết tiếp những câu chuyện về Người Hà Nội là những gì Humans of Hà Nội đã làm suốt 3 năm qua. Những câu chuyện bình dị, nhưng gần gũi và lắng đọng! Và bây giờ, những bài viết đó trở thành vốn sống và công cụ học tiếng Anh tuyệt vời cho chúng ta.
Number 5:
(English caption below)
- Xinh thế này lớn lên có đi làm người mẫu không?
- Không!!!
- Thế lớn lên cháu muốn làm gì?
- Khônggg!!!
—
Đây là cháu cô Vân gửi xe ở phố Đinh Lễ, bọn mình hay gửi xe ở chỗ cô. Hồi Hè, cô có nhờ mình chụp giúp cô 1 bức với cháu gái cô, mình chụp xong rửa ảnh tặng cô.
Và từ đó, bọn mình được gửi xe giảm 1 nửa so với khách bình thường và đôi khi cô còn cho bọn mình gửi miễn phí.
(English caption)
- Being this pretty, do you want to be a model when you grow up?
- No!
- So what do you want to be?
- Nooo!!!
—
This is Mrs. Van’s niece. Mr. Van is a bike keeper on Dinh Le Street, where we often have our motorbikes kept. The other summer, she asked me to take a picture for her with her niece. We printed out the picture, which made her really happy.
Since then, we have had 50% discount every time we come here. Once in awhile, she even charges us nothing at all.
Number 6:
(English caption below) (2/3)
“Bố chị chở chị lên Hà Nội để phẫu thuật mắt. Đó như là bước ngoặt, dấu mốc trong cuộc đời chị vậy. Lúc mà phẫu thuật xong, tan thuốc mê, điều chị nhìn thấy đầu tiên là một cái bóng màu da cam, hồi trước trong bệnh viện áo quần người nhà bệnh nhân màu da cam. Đó là bố chị. Chị nghe mấy người bệnh xung quanh kể lại rằng từ sau phẫu thuật bố chị không dám đi đâu, thậm chí còn không ăn không ngủ. Từ tắm rửa đến giặt giũ bố chị là người lo hết. Kể từ đó, bố trở thành người có tác động lớn nhất đến cuộc đời của chị. Mẹ nói thì chị có thể bướng không nghe nhưng mà chỉ cần bố tác động là chị nghe theo ngay. Đấy! Ấn tượng đầu tiên của chị về Hà Nội là bệnh viện và hình ảnh của bố.”
(English caption)
“My dad took me to Hanoi for an eye surgery. That’s a turning point, a significant milestone in my life. After the surgery, when the anaesthetic wore off, the first thing I saw was an orange shadow, the color of relative uniforms in the hospital back then. That was my dad. Other patients said that after the surgery, my dad didn’t go anywhere; he didn’t even bother to eat or sleep. He took care of all my washing-up and showers. Since then, he has become the most influential one in my life. I can be pig-headed when it comes to my mom’s orders but I always follow my dad’s. That’s it! My first impression of Hanoi is all about the hospital and the image of my dad!”
(English caption below) (3/3)
“Sau phẫu thuật vài năm, mắt chị lại có hiện tượng mờ đi. Bố và chị lại đến bệnh viện tái khám. Lần đấy bác sĩ bảo đáy mắt chị đang thoái hóa dần, khó mà chữa khỏi được nữa. Trên đường về nhà, hai bố con không nói câu nào, chỉ khi gần đến nơi bố chỉ mới nói: "Mình còn hơn nhiều người. Con không sao hết. Con rất bình thường”. Hiện tại chị chỉ có thể nhìn bằng một mắt nhưng chị vẫn đi làm kiếm tiền rồi mua thuốc uống đều đặn.
Giờ chị mới 24 tuổi nhưng bố mẹ cứ giục chị lấy chồng. Chị bảo chị vẫn chưa tìm được ai ưng ý. Mỗi lần tìm hiểu một ai đó, chị không ngần ngại chia sẻ câu chuyện về khiếm khuyết của chị cho họ. Chị muốn tìm người biết và hiểu điều đó thay vì chung sống với ai đó luôn nhìn vào rồi đay nghiến khuyết điểm của chị. Tuổi thơ của chị đã đủ ám ảnh rồi.“
(English caption)
Several years after the surgery, my eye got blurry again so my dad took me to the hospital for re-examination. That time, the doctor told me that my retina had weakened and it hardly had a chance to recover. The way back home was a silence between dad and I, it was not until a short way from home that my dad said: “You have much more than others. You are alright. Absolutely normal.” Now, I can only see with one eye but I still go to work and afford to buy medicine regularly.
I’m only 24 but my parents urge me to get married. I told them that I hadn’t found anyone decent yet. Every time I go out with someone, I don’t hesitate to share about my story and shortcoming. Instead of living with someone who keeps having biting grumble about my shortcoming, I want to find someone who can sympathize with it. My childhood was obsessive enough.”