Phân biệt chứng chỉ tiếng anh A,B,C và A1, A2, B1, B2

Anh A1, A2, B1, B2 Khung Châu Âu

Để phân biệt chứng chỉ Tiếng Anh A, B, C và  A1, A2, B1, B2 thì chúng ta phải hiểu được nguồn gốc ra đời của hai loại chứng chỉ này. Chứng chỉ tiếng Anh A, B, C truyền thống dễ thi, dễ học và có thể dễ “chạy”. Hiện nay, chứng chỉ này, học và thi rất rẻ, chỉ khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng là các bạn có thể sở hữu nó. Vì lí do đó mà các kì thi công chức thí sinh luôn sớm sắm cho mình chứng chỉ tiếng Anh và Tin học trình độ A, B, C để đẹp hồ sơ ứng tuyển. Các bạn sinh viên năm cuối cũng thi mấy chứng chỉ tiếng Anh, Tin học truyền thống này để chuẩn bị cho quá trình xin việc. Bằng Chứng Chỉ Tiếng Anh A, B, C. Chúng ta đều biết rằng chứng chỉ tiếng Anh A, B, C được ra đời theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT năm 1993 của Bộ GD-ĐT. Chứng chỉ A, B, C được cấp cho người hoàn thành các chương trình đào tạo tiếng Anh thực hành tương ứng ở các mức độ: Cơ bản (Elementary level), Trung cấp (Intermediate level) và Nâng cao (Advanced level).

Như vậy, là sau hơn 20 năm thực hiện Quyết định này, Việt Nam chúng ta đã nâng cao được trình độ Anh ngữ cho người dân, cho học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì nó không còn phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước. Cũng như nhu cầu học tập của đông đảo học sinh, sinh viên Việt Nam.

>> Địa chỉ học tiếng anh online Uy tín số 1 toàn quốc, giúp bạn thành thạo giao tiếp tiếng anh chỉ sau 63 buổi học

Phân biệt chứng chỉ Tiếng Anh A, B, C và Tiếng Anh A1, A2, B1, B2 Khung Châu Âu

Phân biệt chứng chỉ Tiếng Anh ABC truyền thống

Để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ Anh ngữ của người dân nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình đào tạo tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam Quyết định số 729/QĐ-BGDĐT kí ngày 11 tháng 3 năm 2015. Theo đó, trình độ Cơ bản về ngoại ngữ sẽ có hai cấp độ (A1, A2), trình độ Trung cấp có hai cấp độ (B1, B2) và trình độ Cao cấp có hai cấp độ (C1, C2).

Tìm hiểu thêm:

22+ TRANG WEB TỰ HỌC TIẾNG ANH ONLINE MIỄN PHÍ TỐT NHẤT

Học phát âm tiếng Anh online chuẩn: Tưởng khó mà lại dễ

Học tiếng Anh online 1 kèm 1: Giải pháp “Xóa mù” tiếng Anh hiệu quả

7 ĐIỀU VỀ LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ LỠ.

“NGỠ NGÀNG” VỚI 8+ APP ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH CẬP NHẬT 2019

BÍ MẬT KINH NGẠC VỀ LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI NHÀ CHUẨN “NHƯ NGƯỜI BẢN ĐỊA”

Bằng Chứng Chỉ Ngoại Ngữ Tiếng Anh A2, B1 Theo Khung 6 Bậc Mới (CEFR) Phải khẳng định với các anh chị học viên – những người chưa hiểu rõ và phân biệt được về sự khác biệt của hai loại chứng chỉ này như sau: thi chứng chỉ tiếng Anh A2, B2, B2, C1, C2 khó hơn rất nhiều so với các chứng chỉ tiếng Anh A, B, C trước đây. Bởi các kì thi của nó thường rất nghiêm túc, chặt chẽ và chỉ có các trường Đại học Ngoại ngữ mới được tổ chức thi, tổ chức khảo thí (không phải Trường Đại học nào cũng được Bộ cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ.

Sự khác nhau giữa chứng chỉ ABC truyền thống và A1, A2, B1, B2

Phân biệt chứng chỉ Tiếng Anh A2, B1 chuẩn khung tham chiếu châu Âu

Đồng nghĩ với đó là các Trung tâm Ngoại ngữ không được cấp chứng chỉ– và ngược lại thì chứng chỉ A, B, C thì có rất nhiều Trung tâm Anh ngữ được phép cấp. Đề thi định dạng tiếng Anh A2, B1, B2…nội dung phong phú, đầy đủ bốn kĩ năng nghe nói, đọc, viết. Điều này đòi hỏi các thí sinh phải thành thạo đồng đều các kĩ năng đó. Và khi tham dự thi và đạt kết quả thì các học viên cũng phải mất một tháng mới được nhận chứng chỉ. Chứng chỉ A, B, C truyền thống thì một tuần, thậm chí vài ngày sau thi là có. Để hiểu hơn mức độ khó, dễ và khác biệt về trình độ của hai loại chứng chỉ này các anh chị học viên có thể tham khảo định dạng đề thi của tiếng Anh A2, B1, B2…tại các diễn đàn, các đồng nghiệp đã thi hoặc hỏi các giáo viên giảng dạy tiếng Anh để biết rõ.

Nguồn internet

Có thể bạn quan tâm:

7 BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI BẬN RỘN

14 MẸO HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP NHANH NHẤT CHO DÂN CÔNG SỞ

NHỮNG BỘ PHIM KINH ĐIỂN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI HỌC TIẾNG ANH QUA PHIM CÓ PHỤ ĐỀ SONG NGỮ

Laptop mini review mọi thứ